Chùa Cái Bầu Quảng Ninh
Chùa Cái Bầu Quảng Ninh là một trong những ngôi chùa nổi tiếng tại vùng đất mỏ. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của VNVIVu để tìm hiểu kinh nghiệm vãn cảnh chi tiết từ A-Z.
Chùa Cái Bầu Vân Đồn là địa điểm du lịch nổi tiếng tại Quảng Ninh (Ảnh: Sưu tầm)
Bên cạnh những bãi biển hoang sơ, hữu tình, vùng đất mỏ còn hấp dẫn du khách bởi các ngôi chùa Quảng Ninh thanh tịnh. Ngoài chùa Quảng Ninh, chùa Yên Tử Quảng Ninh, chùa Long Tiên,… chùa Cái Bầu Quảng Ninh cũng là địa điểm lý tưởng cho bạn vãn cảnh, dâng hương cầu bình an.
1. Vị trí và lịch sử chùa Cái Bầu Quảng Ninh
Chùa Cái Bầu ở đâu là câu hỏi được nhiều du khách tìm hiểu khi có ý định đến vãn cảnh tại đây. Ngôi chùa này còn có tên gọi khác là Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm. Đây là một trong 2 thiền viện của phái Trúc Lâm ở mảnh đất mỏ và thiền viện Ni trong tông môn. Chùa Cái Bầu Quảng Ninh thuộc địa phận Bãi Dài, thôn 1, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, cách trung tâm thị trấn Cái Rồng khoảng 10km. Ngôi chùa nằm trên ngọn đồi xa khu dân cư với một mặt hướng ra vịnh Bái Tử Long và một mặt tựa vào núi xanh ngút ngàn.
Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm được xây dựng trên nền chùa Phúc Linh Tự (có từ thời nhà Trần, cách ngày nay khoảng 700 năm). Vậy chùa Cái Bầu Quảng Ninh thờ ai? Đây là nơi thờ các vị tướng nhà Trần đã có công trong cuộc đánh đuổi giặc Nguyên Mông. Công trình được khánh thành vào ngày 15/12/2009. Thời gian xây dựng chùa kéo dài gần 2 năm. Chùa Cái Bầu Cửa Ông có tổng kinh phí xây dựng 24 tỷ đồng – được lấy từ nguồn vốn huy động xã hội hoá.
Chùa Cái Bầu có một mặt tựa núi, một mặt hướng ra vịnh Bái Tử Long (Ảnh: Sưu tầm)
>>> Tìm hiểu thêm: Chùa Ba Vàng – ngôi chùa địa thế tọa sơn, linh thiêng ở Quảng Ninh
2. Kiến trúc chùa Cái Bầu Vân Đồn Quảng Ninh
Kiến trúc, cách phù điêu, bày trí, cầu thang của chùa Cái Bầu Vân Đồn có nhiều nét tương tự những ngôi chùa khác tại Việt Nam. Công trình này bao gồm chánh điện cao 2 tầng rộng 6.000m2, nhà tổ, cổng tam quan, lầu chuông, nhà khách chư tăng, chư ni, thất ở hoà thượng, thất đường trụ trì, thiền đường, thất chuyên tu, nhà trưng bày trai đường. Đặc biệt, nơi đây có một bức tượng Phật cao 50m nằm trên đỉnh núi phía sau Thiền viện.
Phần chánh điện là không gian đặt tượng Phật Thích Ca Mâu Ni trên phù điêu bằng đồng. Bên phải, bên trái của tượng là Phổ Hiền Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi, tượng trưng cho từ bi và trí tuệ. Cổng tam quan của chùa Cái Bầu được thiết kế 2 tầng mái, cách mặt biển khoảng 100m. Từ đây, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh vịnh Bái Tử Long.
Cổng tam quan của Thiền viện Trúc Lâm Giác Tam (Ảnh: Sưu tầm)
3. Hành trình tham quan chùa Cái Bầu Quảng Ninh
Với địa thế “đầu tựa sơn – chân đạp thuỷ”, chùa Cái Bầu Quảng Ninh sở hữu không gian thanh bình, yên nhiên và tĩnh lặng. Vì vậy, tiếng tụng kinh gõ mõ, tiếng chuông chùa như ngân vang hơn. Khi vào chùa, du khách không cần trả bất kỳ khoản phí nào. Lối vào chùa là một con đường quanh co, uốn lượn gần bờ biển. Đặc biệt, hai bên đường có những hàng cây xanh tốt, được cắt tỉa hình rồng, phượng rất đẹp mắt.
Bạn có thể leo bộ lên chùa, vãn cảnh, vừa đi vừa cảm nhận bầu không khí trong lành, thanh tịnh hiếm có. Nếu đi xe riêng đến đây, du khách hãy gửi ở bãi sân trống cạnh chùa Cái Bầu Vân Đồn, sau đó đi theo con đường uốn lượn để lên gian chính. Đến chùa, du khách sẽ đi qua chiếc cổng tam quan hiên ngang, đồ sộ. Kế tiếp, bạn tiếp tục di chuyển qua các bậc cầu thang để lên chánh điện.
Con đường dẫn lên chùa Cái Bầu Cửa Ông quanh co, có nhiều cây xanh (Ảnh: Sưu tầm)
Hai bên Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm có đặt gác trống, gác chuông và những bức điêu khắc về quá trình hành hương của Đức Phật. Cảnh quan, khuôn viên chùa Cái Bầu Quảng Ninh được trang hoàng vô cùng ấn tượng, thể hiện rõ sự tôn nghiêm và thanh tịnh. Nếu là người mê chụp choẹt, bạn có thể dùng máy ảnh, điện thoại lưu lại những tấm hình tuyệt đẹp bên chùa Cái Bầu từ trên cao.
Điểm đặc biệt của địa danh này chính là không cho phép tụ tập bán hàng, chèo kéo khách. Không chỉ vậy, chùa nằm cách xa khu dân cư. Do đó, không gian nơi đây lúc nào cũng khoáng đạt, thanh bình và yên tĩnh. Sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi, bạn có thể đến đây để thư giãn, xả stress và dâng hương cầu bình an.
4. Lễ hội chùa Cái Bầu ở Quảng Ninh
Nếu muốn cảm nhận rõ nét đặc trưng của chùa Cái Bầu Quảng Ninh, du khách hãy đến đây từ tháng 1 – tháng 3 Âm lịch hàng năm. Đây là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội độc đáo. Từng dòng người đổ về đây đi lễ, dâng hương cầu may mắn, bình an rất đông. Dù vậy, không khí tại chùa Cái Bầu vẫn rất trang nghiêm và thanh tịnh. Một số lễ hội lớn được tổ chức tại chùa bao gồm lễ Vu Lan, đại lễ Phật Đản…
Đến chùa Cái Bầu từ tháng 1 – tháng 3 Âm lịch để hoà mình vào không gian của các lễ hội đặc sắc, độc đáo (Ảnh: Sưu tầm)
5. Một số lưu ý khi tham quan, chiêm bái chùa Cái Bầu
Để hành trình khám phá chùa Cái Bầu Quảng Ninh diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, du khách nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Mặc trang phục gọn gàng, chỉnh tề, kín đáo, không nên chọn quần áo quá ngắn
- Do phải đi bộ nhiều, bạn nên chọn một đôi giày thể thao năng động, dễ di chuyển
- Du khách có thể mua đồ về làm quà lưu niệm nhưng tuyệt đối không nên tin những lời mê tín dị đoan
- Chuẩn bị tiền lẻ để dâng lễ hoặc quyên góp cho chùa
- Không nên rải tiền khắp nơi, tránh làm mất mỹ quan chốn thanh tịnh
- …
Du khách cần lưu ý một số vấn đề khi tham quan, vãn cảnh chùa Cái Bầu để chuyến đi được trọn vẹn và đáng nhớ (Ảnh: Sưu tầm)
6. Các địa điểm du lịch gần chùa Cái Bầu Vân Đồn
Sau khi kết thúc hành trình khám phá chùa Cái Bầu Quảng Ninh, bạn có thể kết hợp tham quan một số địa danh nổi tiếng gần đây. Những địa điểm du lịch gần chùa bao gồm:
6.1. Bãi Dài Vân Đồn
Bãi Dài nằm trên địa phận huyện đảo Vân Đồn, cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 50km. Nơi đây có đường bờ biển dài đến 2km, nổi bật với bãi cát mịn, vàng óng ánh cùng dòng nước trong xanh, mát lạnh. Đến Bãi Dài Vân Đồn, du khách sẽ được hòa mình vào không gian trong lành, hít hà mùi vị mặn mòi của biển cả, tắm biển thích mê, thưởng thức hải sản tươi ngon, vui chơi trên cát… Đặc biệt, bạn đừng quên check-in những tấm hình “chất như nước chất” bên cây cầu gỗ tại đây.
Nạp đầy “vitamin sea” với biển Bãi Dài Vân Đồn Quảng Ninh (Ảnh: Sưu tầm)
6.2. Vườn quốc gia Bái Tử Long
Địa danh này nằm trong quần thể Vịnh Bái Tử Long, bao gồm những núi đá vôi xen kẽ đảo đất. Vườn quốc gia Bái Tử Long có nhiều cánh rừng nguyên sinh với thảm thực vật, động vật đa dạng, thuỷ hải sản quý hiếm, ít nơi nào có được. Ghé thăm nơi đây, bạn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hơn 80 đảo đá vôi và đất xen kẽ, tận hưởng không gian xanh trong lành… Vẻ đẹp hoang sơ, trong lành của những cánh rừng, thảm thực vật tại vườn quốc gia Bái Tử Long giúp du khách thư giãn, giải tỏa stress…
Vườn quốc gia Bái Tử Long sở hữu hệ sinh thái động thực vật đa dạng, phong phú (Ảnh: Sưu tầm)
Để hành trình khám phá chùa Cái Bầu Quảng Ninh trọn vẹn, ý nghĩa hơn, bạn nên kết hợp du lịch Hạ Long. Nơi đây được ví như lâu đài tráng lệ giữa vịnh biển kỳ quan thế giới. Phòng nghỉ được chia thành nhiều hạng khác nhau, vì vậy du khách có thể thoải mái chọn nơi nghỉ ngơi phù hợp. Không chỉ vậy, bạn còn có cơ hội chăm sóc cơ thể với dịch vụ spa chuyên nghiệp, đắm mình vào bể bơi mát lạnh, thưởng thức ẩm thực ngon tuyệt hảo…
Ngoài Hạ Long Quảng Ninh, đất nước Việt Nam còn có nhiều địa danh du lịch hấp dẫn khác như Phú Quốc, Hà Nội, Nha Trang, Hội An… Bên cạnh tắm biển, thưởng thức đặc sản ngon tuyệt cú mèo, tìm hiểu văn hoá địa phương… du khách đến những địa danh này đừng quên liên hệ VNViVu để nhận các ưu đãi về tour hay dịch vụ đặt phòng cùng các dịch vụ khác cho chuyến đi của bạn trọn vẹn hơn.
Nếu muốn tìm nơi yên tĩnh, thanh tịnh để thư giãn, xả stress sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi, bạn hãy đến chùa Cái Bầu Quảng Ninh. Ngoài vãn cảnh, chiêm ngưỡng toàn cảnh vịnh Bái Tử Long, du khách còn có thể dâng hương bày tỏ lòng thành, cầu bình an và may mắn. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có kinh nghiệm tham quan chùa Cái Bầu Vân Đồn hữu ích, từ đó hoàn thiện kế hoạch du lịch Quảng Ninh sắp tới.